Liệu bạn có đang nghĩ quá phức tạp về thế giới? Thật ra mọi thứ đều rất đơn giản, chỉ là con người tự phức tạp hóa chúng lên mà thôi!
1. “Người ta có thể chống lại sự tấn công của người khác, nhưng người ta không thể chống lại lời khen ngợi của người khác.” – Nhà tâm lý học Sigmund Freud
Nếu ai đó hỏi bạn, bạn có thích nghe sự thật không?
Có thể bạn sẽ nói, không thích nghe lời thật chẳng lẽ thích nghe lời giả dối? Nói thế cũng đúng. Nhưng khi ai đó nói sự thật về lỗi lầm của bạn, trong lòng của bạn chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu.
Đây là bản chất của con người. Chỉ những người can đảm mới chấp nhận được những lời chỉ trích, phê bình và đối mặt với những yếu kém của mình, có vậy thì chúng ta mới có được cái nhìn đúng về bản thân, đạt được sự tự do về tinh thần và một cuộc sống trí tuệ.
2. “Hiểu được mặt tối của chính mình là cách tốt nhất để đối phó với mặt tối của người khác.” – Nhà tâm lý học Carl Jung
Người ta thường nói, “dạ tiểu nhân khác với lòng quân tử”, nhưng thực ra câu này không đúng. Tất cả những điều ác mà bạn có thể nghĩ đến thì đối phương nhất định cũng đã từng nghĩ qua rồi.
Chỉ là người có đạo đức sẽ biết kiểm soát bản thân và không ngừng phản tỉnh, trong khi những người không có đạo đức sẽ biến những suy nghĩ xấu đó thành hành động. Đôi khi, cách tốt nhất để đối phó với cái ác của người khác chính là phải hiểu cái ác trong chính trái tim mình trước đã.
3. “Một người để ý cái gì nhất, thì đó chính là thứ khiến họ tự ti nhất.” – Giáo sư Vu Đan
Phàm là con người thì đều sẽ chú trọng thể diện, đôi khi một người khoe khoang quá nhiều chưa chắc là họ đã tự tin, có khi những người như thế lại là những người kém tự tin về mình nhất. Chính vì tự ti nên họ sẽ càng muốn che đậy nó bằng những “lớp nền hào nhoáng”, chú tâm đến nó nhiều hơn.
4. “Một trong những điểm yếu chí mạng của bản chất con người là: quan tâm đến cách người khác nhìn nhận mình.” – Nhà triết học duy tâm, Arthur Schopenhauer
Sự quan tâm của chúng ta đối với người khác giống như một cái lồng, trói chặt chính chúng ta. Ý kiến và đề xuất của người khác không quyết định bạn trở thành ai. Những gì bạn nói và những gì bạn làm mới quyết định bạn trở thành người như thế nào và bạn có cuộc sống như thế nào, chứ không phải lời nói và hành động của người khác định đoạt cuộc đời bạn. Hãy nhớ rằng, họ không có năng lực mạnh đến thế!
5. “Nhân tính chỉ có thể chia sẻ, chứ không thể bị lợi dụng.” – Sư thầy Tịch Tĩnh
Ai muốn lợi dụng nhân tính thì chắc chắn không phải là người hiểu rõ về nhân tính. Khi bạn lợi dụng người khác, người khác có thể cảm nhận được điều đó. Sở dĩ bạn lợi dụng được họ, chỉ là vì họ cho phép bạn lợi dụng mà thôi, khi đó 2 chữ “lợi dụng” đã biến thành “chia sẻ” rồi.
6. “Không có đơn thuần, thiện lương và chân thật thì cũng sẽ không có sự vĩ đại.” – Tiểu thuyết gia Lev Nikolayevich Tolstoy
Sự ngây thơ, lòng tốt và sự chân thật giống như những hạt giống được gieo vào lòng mỗi con người, chỉ cần được chăm sóc cẩn thận, chúng sẽ đâm xuyên qua lòng đất và đâm chồi nảy lộc, cho ra những bông hoa muôn màu muôn vẻ mang tên “mạnh mẽ”, “dũng cảm”, “tích cực”. Và “vĩ đại” là đóa hoa đẹp nhất trong số đó.
7. “Bản chất của con người không phải là cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng lẻ mà thực chất là tổng hòa của mọi quan hệ xã hội.” – Nhà triết học Karl Marx
Là con người thì chúng ta đều sẽ có một mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với thế giới, cha mẹ, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Nếu không có những mối quan hệ này, không ai có thể chứng minh rằng thế giới này có liên quan đến “tôi”.
8. “Cuộc sống là mối quan hệ, mối quan hệ là cuộc sống; để cải thiện cuộc sống, chỉ cần cải thiện mối quan hệ.” – Sư thầy Tịch Tĩnh
Cuộc sống là các mối quan hệ. Mỗi chúng ta không thể tồn tại độc lập mà không có mối quan hệ. Chỉ bằng cách tương tác đúng đắn với tất cả các loại mối quan hệ trong cuộc sống, chúng ta mới có thể sống trọn vẹn cuộc sống của mình.
Không có nhiều hơn hai con đường để phát triển nội tâm, một là tu dưỡng nội tâm và thiền định, hai là thông qua các mối quan hệ. Bạn lựa chọn phát triển trong các mối quan hệ hay là suy thoái để có được một cuộc sống tốt hơn? Chắc hẳn bạn đã có cho mình một đáp án chính xác.
9. “Quá trình trưởng thành nội tâm là một quá trình không ngừng tự khám phá bản thân, nếu không hiểu rõ bản thân mình trước thì chúng ta khó có thể hiểu được người khác.” – Nhà văn Dale Carnegie
Khi liên tục tự khám phá bản thân, chúng ta sẽ có nhiều khả năng phát hiện ra những thiếu sót của bản thân và sửa chữa chúng. Trong quá trình sửa mình, bạn cũng sẽ hiểu tại sao người khác làm và nghĩ như vậy.
10. “Sự tầm thường thực sự không phải là không đạt được gì trong xã hội, mà là sự trống rỗng về tinh thần và tâm hồn, một loại cằn cỗi bên trong.” – Nhà văn Zhang Fangyu
Có vẻ như “thành công và nổi tiếng” đã trở thành một thước đo của sự phi thường. Nhưng giàu có về tiền bạc không bao giờ bù đắp được cho sự nghèo nàn về tinh thần.
Của cải có thể chỉ là con số, nhưng chiều sâu tinh thần là cả một di sản phong phú mà tiền bạc không bao giờ có thể mua và so sánh được. Một người giàu có về vật chất sẽ không bao giờ hạnh phúc được nếu họ nghèo nàn về tinh thần và tâm hồn mình.
11. “Cô đơn không phải vì không có ai bên cạnh. Lý do thực sự khiến bạn cảm thấy cô đơn là không thể trò chuyện với người khác về những cảm xúc quan trọng nhất.” – Nhà tâm thần học Carl Jung
Hầu hết mọi người trên thế giới đều cô đơn, sự cô đơn ẩn náu trong từng tế bào và tồn tại một cách ngoan cường khó mà chống phá. Nhưng cũng nhờ cô đơn mà con người mới có thể trường thành. Bởi chỉ khi cô đơn và tĩnh lặng, con người mới có cơ hội đối diện và soi xét tâm hồn của chính mình.
12. “Thế giới rất đơn giản, và cuộc sống cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, mà là bạn đã làm cho thế giới trở nên phức tạp.” – Bác sĩ Alfred Adler
Hãy vứt bỏ những thứ không quan trọng, hãy chỉ nhớ đến những điều tốt đẹp, làm cho cuộc sống của bạn đơn giản hơn và lòng bạn cũng sẽ thanh thản hơn. Cuộc đời ngắn ngủi, gian khổ thì nhiều, may mắn chỉ có đôi ba lần. Trên đường đi có cay đắng ngọt bùi, đời người cứ vui vẻ là được, làm người cứ đơn giản là được.
13. “Con người ban đầu khi được sinh ra, bản tính vốn là sự lương thiện.” – Tam Tự Kinh
Khi mới sinh ra, bản chất của mọi người đều tốt, và chúng ta ai cũng giống nhau. Sau này môi trường sống và cách giáo dục đã làm thay đổi tất cả.
14. “Tâm của một người ở cảnh giới nào thì ở ngoài họ sẽ sống ở trong thế giới như thế.” – Sư thầy Tịnh Tĩnh
Có một câu chuyện như thế này:
Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận Thiền, Đông Pha hỏi Phật Ấn: “Ngài thấy tôi thế nào?”
Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm, giống một ông Phật!”
Tô Đông Pha nghe nói vô cùng phấn khởi. Phật Ấn lại hỏi Tô Đông Pha: “Ông thấy ta ra sao?”
Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay: “Giống một đống phân bò!”
Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, nhưng khi về nhà thì mới biết rằng mình đã thua. Phật là Ấn lão thấy, còn Tô Đông Pha chỉ thấy ra phân bò mà thôi.
Câu chuyện này giúp chúng ta ngộ ra một đạo lý, rằng, người có tâm Phật thì nhìn thấy ai cũng là Phật, người có tâm phân bò thì tự nhiên nhìn ai cũng chỉ ra một đống phân.